Cửa hàng điện thoại lập lờ khuyến mại ngày Black Friday

Những lời chào mời: "Bão sale", "giá sập sàn", "ưu đãi lớn nhất năm"... xuất hiện dày đặc trên các trang thương mại điện tử, các cửa hàng, hệ thống bán lẻ smartphone tại Việt Nam mấy ngày nay, "ăn theo" Black Friday ở Mỹ. Tuy nhiên, theo những người dùng có kinh nghiệm, thực chất, chúng chỉ là chiêu trò quảng cáo nhằm thu hút người dùng những ngày cuối năm.

Nâng giá bán lên rồi lại hạ xuống

Hầu hết điện thoại sau khi được nhà sản xuất điều chỉnh giá xuống, sẽ không lên giá trở lại. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ thường xuyên sử dụng "chiêu" nâng giá lên rồi lại hạ xuống trước các đợt khuyến mại.

Mẫu smartphone của Nokia liên tục được điều chỉnh giá lên xuống trước mỗi dịp khuyến mại của tháng 11.

Nokia 7.2 có giá 5,3 triệu đồng trước ngày 28/11, nhưng tới Black Friday lại được cửa hàng nâng lên 6,2 triệu đồng.

Trong hình là biểu đồ giá của điện thoại Nokia 7.2 của một siêu thị điện thoại Công ty dịch thuật Bình Dương 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An tại Hà Nội. Sản phẩm lần đầu ra mắt vào tháng 9 vừa qua và có giá 6,2 triệu đồng. Sau nhiều lần điều chỉnh, sản phẩm hiện được bán trên thị trường với giá 5,2 triệu đồng.

Trong biểu đồ, riêng tháng 11, cửa hàng này đã 3 lần tăng giá Nokia 7.2. Đặc biệt, trước ngày Black Friday (28/11), sản phẩm được nâng lại lên mức giá cũ 6,2 triệu đồng để áp dụng chương trình khuyến mãi của cửa hàng. Sau khi áp dụng, giá sản phẩm còn 5,3 triệu đồng, vẫn đắt hơn giá trước đấy 100 nghìn đồng.

Tạo chênh lệch "khủng" bằng giá ảo

Cửa hàng điện thoại lập lờ khuyến mại ngày Black Friday - 1

Thay vì so sánh với giá cũ ngay trước lúc giảm, các nhà bán lẻ lại so sánh giá giảm với mức niêm yết của hãng, vốn cao hơn rất nhiều so với giá thực tế. Tại mỗi cửa hàng và hệ thống, mức này lại khác nhau chứ không cố định.

Trong dịp Black Friday năm nay, Galaxy Note9 và iPhone11 Pro Max được một số cửa hàng giảm 4 đến 6 triệu đồng. Tuy nhiên, mức giảm thực chất lại chỉ 200.000 đến 300.000 đồng so với giá trước đó, vì mức giảm này là so với giá niêm yết của hãng, không phải so với giá bán thực tế trên thị trường.

Hay mẫu Realme Pro 2 được giới thiệu là "giảm giá sốc từ 5,3 triệu đồng xuống còn 3,39 triệu đồng". Thực tế, sản phẩm được nhiều nơi bán với giá 3 triệu đồng từ 2 tháng trước.

Cắt khuyến mại, quà tặng đi kèm

Một chiêu giảm giá khác là nhà bán lẻ cắt phụ kiện hay quà tặng đi kèm của sản phẩm để giảm giá cho khách. Những món đồ này có thể là thẻ nhớ, tai nghe không dây, pin sạc, bao da, gậy selfie... hoặc phiếu ưu đãi mua sắm.

Ví dụ, mẫu Oppo Reno 2F, theo thông báo của hãng, có giá 8,99 triệu đồng kèm tai nghe Bluetooth và phiếu mua hàng trị giá 300.000 đồng. Sản phẩm này được liệt kê trong danh sách giảm giá Black Friday của một vài đại lý với giá 8,1 triệu đồng, nhưng không đi kèm phụ kiện hay quà tặng gì.

Xả hàng tồn bằng mức giá rẻ

Cửa hàng điện thoại lập lờ khuyến mại ngày Black Friday - 2

Giống thị trường nước ngoài, Black Friday ở Việt Nam cũng là dịp các nhà bán lẻ "xả" hàng tồn. Sản phẩm được "xả" có thể model đời cũ, đã có sản phẩm thay thế. Trên một số trang thương mại điện tử, một số smartphone khuyến mại dịp này còn là sản phẩm đã kích hoạt bảo hành, không còn nguyên seal như hàng mới.

Một sản thương mại điện tử lớn trong nước bán Galaxy S10 chính hãng giá 14,57 triệu đồng với lời giới thiệu thấp hơn giá thị trường 5 triệu đồng. Tuy nhiên, theo phản ánh từ người mua, sản phẩm này không phải là hàng mới mà đã được kích hoạt bảo hành từ trước và vỏ hộp không còn nguyên tem niêm phong.

Để tránh rủi ro và tìm kiếm được smartphone có mức giảm đúng, theo những người có kinh nghiệm, người dùng cần tìm kiếm trước thông tin, giá bán sản phẩm trên Internet. Bên cạnh đó, nên sử dụng các công cụ tra cứu lịch sử giá, so sánh giữa các bên bán lẻ, để có được thông tin chính xác.

Tuấn Anh

Tech Awards 2019

Bình chọn Sản phẩm công nghệ xuất sắc 2019

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dịch thuật tiếng Hà Lan sang tiếng Việt chuẩn xác, dự án số 9

Dịch vụ dịch thuật tại Quảng Trị

Dịch thuật tiếng Thái Lan chuẩn xác số 9 Việt Nam